Tóm tắt nội dung bài viết
Trong xu hướng kiến trúc hiện đại, không ít người đã từng đề cập đến việc sử dụng “sản phẩm xanh” “vật liệu xanh”. Điều này không chỉ góp phần xây dựng nên những công trình kiến trúc xanh. Nó còn mang lại một môi trường thân thiện, những lợi ích thiết thực cho con người.
Vì sao kiến trúc xanh sẽ trở thành xu hướng kiến trúc phổ biến trong tương lai?
Thực trạng biến đổi khí hậu ngày một tiêu cực
Giả định kiến trúc xanh sẽ trở thành một xu thế tất yếu trong tương lai đối với không gian đô thị. Mở rộng ra là đề cập đến các công trình xây dựng nói chung. Do đó, cuộc triển lãm VietArc tổ chức năm 2012 do Hội Kiến trúc sư TPHCM tổ chức tại TPHCM đã lấy chủ đề kiến trúc xanh làm chủ đề chính trong buổi triển lãm.
Tại VietArc 2012, Giám đốc Sở QH-KT TPHCM Trần Chí Dũng đã phát biểu; hiện nay chỉ riêng ngành xây dựng trên toàn thế giới tiêu thụ tới 3/4 năng lượng. Trong đó, tiêu tốn 28% lượng gỗ, 17% nước sạch, thải ra môi trường 25% khí CO2… Do vậy, xu hướng công trình kiến trúc xanh là yếu tố tất yếu để hạn chế vấn đề này.
Tất nhiên, Việt Nam cũng cùng chung tay giải quyết vấn đề này. Từ các buổi hội thảo có chủ đề kiến trúc xanh trong khuôn khổ VietArc 2012 cho thấy; hiện nay kiến trúc xanh thực sự cần thiết trong việc phát triển đô thị lâu dài bền vững. Bên cạnh đó là các công trình xây dựng, nhà ở cũng nên áp dụng kiến trúc xanh.
Theo Bộ Xây dựng, năng lượng tiêu hao chỉ riêng ngành xây dựng chiếm khoảng 40% tổng lượng năng lượng tiêu thụ quốc gia. Đây được dự báo là ngành có khả năng sử dụng năng lượng gia tăng nhanh nhất. Gây ra thách thức lớn về môi trường cho toàn xã hội. Ảnh hưởng trực tiếp đến sự nóng lên toàn cầu.
Xu thế kiến trúc xanh tất yếu
Trên thế giới, hiện nay khái niệm kiến trúc xanh được đề cập đến rất nhiều. “Kiến trúc xanh” hay “kiến trúc bền vững” được các KTS nhắc đến trong công tác xây dựng các công trình kiến trúc và sử dụng những phương pháp, nguyên vật liệu mang tính thân thiện với môi trường. Mang lại hiệu quả tốt khi sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong suốt “vòng đời” của công trình.
Các vật liệu xây dựng xanh quen thuộc tại Việt Nam là tre, lá, gạch, gỗ, đá,.. Ngày càng được áp dụng nhiều vào các công trình công nghiệp và cả dân dụng. Từ khuynh hướng này, với mục đích đưa con người gần gũi với thiên nhiên. Lấy lại sự hài hòa giữa con người và môi trường thiên nhiên.
- Kiến trúc xanh cho nhà ống – Thiết kế phổ biến trong tương lai
Cùng với đó, một yếu tố then chốt đó là cần sự thay đổi tư duy thiết kế của các kiến trúc sư. Điều quan trọng nhất là cần thay đổi nhận thức của cộng đồng xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Từ đó mọi người đều mang trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống. Hạn chế, tiết kiệm tối đa sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Vì vậy, kiến trúc xanh đòi hỏi các công trình kiến trúc phải giảm sức ép đến môi trường. Giảm và có hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn, bảo tồn tài nguyên. Duy trì nguồn năng lượng sạch từ thiên nhiên. Trong thiết kế hiện đại cần phải bàn đến vấn đề cần thân thiên với môi trường tự nhiên. Tránh làm mất đi sự cân bằng của môi trường sống trên trái đất.
Áp dụng – hội nhập kiến trúc xanh thế giới về Việt Nam
Kiến trúc xanh không còn xa vời tại Việt Nam
Khi nói về kiến trúc xanh, hầu hết mọi người sẽ nghĩ rằng kiến trúc đó chỉ có thể áp dụng cho các nước phát triển và dành cho những người giàu. Tuy nhiên, từ những công trình được Hội Kiến trúc sư Việt Nam công bố và trao giải trong năm 2012 vừa qua. Chúng ta có thể thấy được một thông điệp; kiến trúc xanh Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển song song với điều kiện của kinh tế đất nước.
Mặc dù điều kiện hiện tại ở Việt Nam không thể đòi hỏi mọi nhà phải sử dụng pin mặt trời. Tất cả công trình xây dựng bằng vật liệu thân thiện với môi trường. Nhà nào cũng được lắp đặt hệ thống xử lý để tái sử dụng nước thải… Nhưng không thể vì thế mà ngay từ bây giờ, chúng ta lại không thể bắt đầu xây dựng một nền tảng kiến trúc xanh. Kiến trúc bền vững mang bản sắc dân tộc và phù hợp với kinh tế của đất nước mình.
Tăng cường nhận thức cho xã hội
Một điều đáng mừng là có sự gia tăng về nhận thức và phát triển ở đa số các tầng lớp xã hội. Đặc biệt là các chủ sở hữu, chủ đầu tư công trình và các nhà phát triển bất động sản. Theo các chuyên gia, yếu tố chính góp phần thay đổi lớn trong kiến trúc xanh chính là từ cộng đồng, các công ty xây dựng, chủ sở hữu công trình. Họ ngày càng nhận biết được tầm quan trọng của kiến trúc xanh trong tương lai. Phát triển kiến trúc xanh để đáp ứng yếu tố bảo vệ môi trường.
Lời kết
Kiến trúc xanh ngày càng trở thành một thiết kế không thể thiếu trong tương lai gần. Càng ngày những không gian xanh càng khẳng định vị thế của nó và kiến trúc xanh sẽ trở thành xu thế tất yếu của toàn cầu. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh và thảm họa xảy ra ngày càng nhiều trên thế giới.
Tác giả: Q.Tùng
Nguồn ảnh: Internet.